Nội quy chấm công cần biết: Nghỉ phép, tăng ca tính thế nào?

  -  

Nội quy chấm công là một trong những điều người lao động cần phải biết dù làm việc ở bất cứ đâu. Đối với doanh nghiệp thì ngay từ đầu, nhà quản lý phải lên những quy định chấm công phù hợp để dễ xử lý khi có vấn đề phát sinh. Dưới đây là một số nội quy chấm công thường dùng ở các tập thể, công ty có thể dùng tham khảo.

Bạn đang xem: Nội quy chấm công cần biết: Nghỉ phép, tăng ca tính thế nào?

Quy định về thời gian làm việc

Hiện nay, mỗi tổ chức, doanh nghiệp quy định giờ làm việc khác nhau để phù hợp với tình hình sản xuất. Tuy nhiên, ở Việt Nam, đa số đều thực hiện theo quy định chung là làm việc 8 tiếng mỗi ngày, 44 - 48 giờ mỗi tuần chia thành nhiều ca như sau:

  • Ca sáng: từ 8h - 12h
  • Ca chiều: từ 13h - 17h30
  • Ca tối: từ 17h30 - 21h30

Nhân viên hành chính làm việc hai ca sáng, chiều từ thứ Hai đến thứ Sáu và thêm sáng thứ Bảy nếu cần thiết). Đối với những công việc nặng nhọc và nguy hiểm thì thời gian làm việc hành chính không quá 6 giờ trong 1 ngày. 

Những quy định chấm công nên được tạo ra từ sớm để dễ dàng quản lý nhân sự

>>> Xem thêm: Tổng hợp 3 tính năng của app tính giờ làm việc miễn phí

Nội quy chấm công dành cho nhân viên

Trước khi bắt đầu vào làm, nhân viên phải tuân thủ quy định chấm công bằng vân tay, wifi nội bộ, mã QR code, nhận diện gương mặt... Việc chấm công phải được thực hiện đầu và cuối ngày làm việc. 

Khi lên nội quy chấm công cho nhân viên cần lưu ý đến những trường hợp dưới đây và hướng xử lý phù hợp.

  • Đi trễ: Tùy từng doanh nghiệp mà cách xử lý trường hợp đi trễ không giống nhau. Hiện nay, các công ty, tổ chức thường quy định nếu bắt đầu ca làm việc nhưng không chấm công thì bị xem là đi trễ. Dù đến sớm hoặc đúng giờ làm việc nhưng không thực hiện chấm công cho đến khi tan ca thì cũng được xem là đi muộn. 
  • Về sớm: Nếu nhân viên chấm công trước thời gian quy định thì được xem là về sớm. Ngoài ra, nếu có chấm công lúc vào làm nhưng lúc tan ca lại không chấm công thì cũng bị xem là về sớm. 
  • Quên chấm công: Đây là trường hợp nhân viên có làm việc, đến và về đúng giờ nhưng quên chấm công. 
  • Nghỉ việc không lý do: Trong ca làm việc nhưng không chấm công cũng không làm đơn xin nghỉ thì bị xem là nghỉ không lý do. 

Nếu xảy ra một số sự cố khiến bạn quên chấm công và bị hệ thống quy vào những trường hợp trên thì có thể yêu cầu kiểm tra lại trên hệ thống. Quản lý trực tiếp, trưởng phòng hoặc bộ phận nhân sự sẽ xem xét để sửa thông tin phù hợp hơn. 

Nội quy chấm công liên quan đến tăng ca/làm thêm giờ

Vào những thời gian cao điểm, khối lượng công việc nhiều, các doanh nghiệp có thể cho người lao động tăng ca để đảm bảo tiến độ công việc. Tuy nhiên, khi tăng ca hay làm thêm giờ thì cần phải tuân thủ các điều kiện sau:

  • Việc tăng ca phải được người lao động đồng ý. Theo pháp luật hiện nay, người lao động hoàn toàn có quyền từ chối làm thêm giờ. 
  • Thời gian làm thêm, tăng ca không được quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày. 
  • Khi tổ chức làm thêm giờ thì phải đảm bảo tổng số giờ làm thêm cộng với giờ làm bình thường không vượt quá 12 giờ 1 ngày, không quá 40 giờ trong 1 tháng. Số giờ làm thêm của người lao động cũng không được vượt quá 200 giờ trong 1 năm.

Nội quy chấm công cần cụ thể hóa từng trường hợp cụ thể để dễ dàng áp dụng

>>> Tham khảo: 5 Lợi Ích Khi Sử Dụng Phần Mềm Chấm Công Wifi Nội Bộ

Quy định số ngày nghỉ phép và cách đăng ký nghỉ phép

Luật lao động hiện nay quy định về số ngày nghỉ phép như sau:

  • Người lao động trong điều kiện bình thường có 12 ngày nghỉ phép/năm.
  • Người chưa thành niên, tàn tật, người làm việc nặng hoặc làm việc trong môi trường độc hại có 14 ngày phép/năm.
  • Người làm công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm thì được hưởng 16 ngày phép/năm.

Ngoài việc phải tuân theo quy định của pháp luật thì nhà quản lý cần lưu ý đến những trường hợp đặc biệt sau khi lên nội quy chấm công:

  • Nếu người lao động chưa làm việc đủ thời gian để được hưởng 12 ngày phép/năm thì số ngày nghỉ = Số ngày nghỉ năm + Số ngày nghỉ tăng theo thâm niên x Thời gian làm việc cụ thể (Số tháng).

    Xem thêm: Tut Rename Tích Ẩn Bằng Link Đổi Tên 333 Là Gì? Tut Rename Tích Ẩn Bằng Link 333

  • Theo Luật Lao động thì sau 5 năm làm việc liên tục tại một tổ chức, đơn vị thì người lao động sẽ có thêm 1 ngày nghỉ phép.

Nếu muốn nghỉ phép, nhân viên phải gửi đơn để quản lý hoặc phòng nhân sự duyệt. Tùy vào thời gian bạn xin nghỉ mà thời gian báo trước theo quy định cũng không giống nhau:

  • Nếu nghỉ từ 0,5 đến 1 ngày thì chỉ cần xin phép trước 24h ngày hôm trước.
  • Nếu nghỉ từ 1,5 đến 2,5 ngày thì có thể xin phép trước 2 ngày.
  • Nếu xin nghỉ trước 3 đến 5 ngày thì phải nộp đơn báo trước 1 tuần.
  • Nếu xin nghỉ từ 5,5 ngày trở lên thì phải báo trước 2 tuần.

Luật Lao động hiện nay có quy định rất rõ ràng về số ngày nghỉ phép 

Lời kết

Nội quy chấm công không chỉ là điều người lao động cần lưu ý mà cả những nhà quản lý cũng phải lưu tâm khi xây dựng. Nếu quy định càng chặt chẽ thì sẽ hạn chế được nhiều vấn đề phát sinh, tranh chấp trong quá trình làm việc.

Xem thêm: Điều Gì Sẽ Xảy Ra Khi Bạn Chặn Tin Nhắn Messenger Điện Thoại, Máy Tính

Nếu còn băn khoăn về một giải pháp chấm công tiện dụng mà vẫn hiệu quả thì hãy tham khảo HappyTime. Đây là một giải pháp chấm công thông minh giúp doanh nghiệp số hóa việc quản lý nhân sự và nâng cao trải nghiệm nhân viên. Hiện nay, ứng dụng HappyTime có thể cung cấp tính năng chấm công thông minh thông qua wifi nội bộ, tự động nhắc nhở và cấp nhật dữ liệu. Không chỉ thế, hệ thống còn có thể phê duyệt và quản lý đơn từ trực tuyến giúp việc quản lý nhân sự đơn giản hơn bao giờ hết.